Bạn nghĩ rằng 30 tuổi là hết trẻ trung? Nếu biết cách chăm sóc sức khỏe tuổi 30, bạn sẽ luôn tràn đầy sức sống và rạng rỡ như tuổi 20!
Cuộc sống cứ tiếp diễn và bạn nhận ra mình đã bước sang tuổi 30. Bạn có thể không cảm nhận sự khác biệt nào so với vài năm trước, nhưng thực tế cơ thể bạn đang thay đổi mỗi ngày vì bạn đang bước vào giai đoạn lão hóa tự nhiên của cơ thể.
8 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI BƯỚC VÀO TUỔI 30.
Vậy bạn nên làm thế nào để hạn chế tốc độ lão hóa và duy trì sức khỏe sau này?Chăm sóc sức khỏe tuổi 30: Những thay đổi của cơ thể sau tuổi “băm”
Khi chạm mốc tuổi 30, cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu có những dấu hiệu khác biệt sau đây:- Làn da xuất hiện nếp nhăn
- Vóc dáng trở nên đầy đặn
- Nguy cơ bị loãng xương
Tâm lý của bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái stress
Bạn cũng phải đối mặt với các căng thẳng xảy ra thường xuyên dẫn đến nguy cơ bị stress cao hơn. Khi đến 30 tuổi, bạn có nhiều vấn đề phải bận tâm như sự nghiệp, ba mẹ lớn tuổi, trách nhiệm gia đình… Vì thế, duy trì sức khỏe tâm lý tốt là cách giúp bạn đương đầu với các khó khăn trong cuộc sống.Tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai
Mang thai sau tuổi 30 lại có nhiều nguy cơ hơn so với khi còn trẻ. Khả năng thụ thai giảm xuống khi bạn đến 30 tuổi, đặc biệt là sau 35 tuổi, vì thế bạn sẽ mất thời gian lâu hơn để mang thai. Nguy cơ sảy thay cũng như các vấn đề khi mang thai cũng gia tăng ở tuổi này, đặc biệt là khi bạn qua 35 tuổi, nguy cơ dị tật thai nhi cũng tăng cao hơn so với khi mang thai lúc trẻ.Phụ nữ sau tuổi 30 cần quan tâm sức khỏe nhiều hơn
Sau tuổi 30, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến bản thân để duy trì sức khỏe tốt. Những điều quan trọng khi chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 30 gồm:- Giảm căng thẳng
- Khám sức khỏe định kỳ
- Ngăn ngừa loãng xương
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Chăm sóc và dưỡng da hàng ngày
- Quan tâm về việc sinh con, mang thai, hay phòng tránh thai
- Duy trì thói quen lành mạnh và các biện pháp phòng ngừa bệnh tật
Ghi chép lại các bệnh lý mắc phải
Việc này rất có ích khi bạn đi khám bác sĩ, họ có thể dựa vào các thông tin bạn cung cấp mà xác định chính xác hơn tình trạng sức khỏe và nguy cơ tiềm ẩn. Nhờ đó mà các bác sĩ sẽ hướng dẫn các biện pháp phòng tránh bệnh và duy trì sức khỏe cho bạn.Hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi cần thiết
Bạn nên ghi lại các thắc mắc về tình trạng sức khỏe của mình, cùng với ghi chép về các bệnh đã mắc phải và mang theo tất cả khi đi khám bác sĩ. Bạn nên hỏi 10 câu hỏi dưới đây với bác sĩ khi cần thiết:- Làm sao để tôi cải thiện chế độ ăn của mình, hay nên tập môn thể thao nào để tăng cường sức khỏe?
- Tôi nên khám sức khỏe định kỳ khi nào và những xét nghiệm tôi phải thực hiện khi đi khám?
- Tôi có nên khám vú hàng tháng không? Cách thực hiện hình thức khám đó như thế nào?
- Tôi phải làm gì để phòng bệnh loãng xương? Lượng canxi và vitamin D mà tôi cần hàng ngày là bao nhiêu?
- Tôi nên chăm sóc da như thế nào để giảm dấu hiệu lão hóa? Tôi nên kiểm tra nốt ruồi hàng tháng như thế nào?
- Nếu bạn có hút thuốc bạn có thể hỏi bác sĩ cách cai thuốc lá.
- Tôi có cần thay đổi cách tránh thai khi qua 30 tuổi? Tôi cần phải chú ý những gì nếu muốn mang thai vào tuổi này?
- Làm sao để giảm căng thẳng trong cuộc sống?
- Bảo hiểm có chi trả cho các xét nghiệm tầm soát bệnh không? Nếu tôi không có bảo hiểm, tôi nên làm gì?
- Tôi nên hỏi ai về kết quả xét nghiệm và khi nào?
Chăm sóc sức khỏe tuổi 30: Các xét nghiệm cần thực hiện
Bạn nên làm các xét nghiệm định kỳ để đảm bảo cho sức khỏe của mình : Tuyến giáp,ung thư,cholesteroni,răng miệng,………….Tiêm vắc xin miễn dịch các bệnh phổ biến
Để chăm sóc sức khỏe tuổi 30 thật tốt, bạn nên tiêm vắc xin miễn dịch một số căn bệnh phổ biến sau đây:- Viêm gan A
- Viêm gan B
- Cúm
- Phế cầu
- Uốn ván
>>> Có thể bạn quan tâm: Collagen Youtheory Type 1, 2 & 3 390 viên của Mỹ hỗ trợ trắng da, chống lão hóa da, trị tàn nhang, bổ xương khớp – (mẫu mới nhất 2020)