Hiện nay, các vấn đề về bệnh xương khớp đang diễn ra ngày một nhiều trên đất nước Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
- Các bệnh xương khớp thường hay tái phát bệnh vào những tháng có thời tiết xe lạnh làm cho bạn bị thấp khớp và gây nhức ở các khớp xương, đồng thời nó cũng tùy thuộc vào lứa tuổi của những người trên 30 tuổi và người cao tuổi với các vấn đề bệnh lí sau:

- Thoái hóa xương khớp.
- Loãng xương.
- Viêm đa khớp dạng thấp.
- Thấp khớp cấp.
Sau đây tôi sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về các bệnh xương khớp thường gặp này và cách điều trị chúng làm sao cho hiệu quả:
Bệnh xương khớp viêm Đa Khớp Dạng Thấp:
Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh khớp mạn tính, tự miễn, gặp chủ yếu ở phụ nữ( tuổi 30-50). Yếu tố thuận lợi của bệnh là do lạnh ẩm kéo dài,cơ thể suy yếu, sinh đẻ,… Khởi đầu từ từ, tăng dần với viêm một vài khớp nhỏ, kéo dài vài tuần, vài tháng rồi chuyển qua giai đoạn toàn phát.
Giai đoạn toàn phát:

Viêm nhiều khớp xa gốc chi:
- Sớm: Cổ tay, bàn ngón, gối, cổ chân, bàn ngón chân, ngón tay.
- Muộn: Khớp khuỷu, vai,háng, đốt sống cổ, thái dương hàm.
- Viêm khớp có xu hướng lan ra hai bên và đối xứng.
- Khớp xưng đau và hạn chế vận động.
- Đau tăng nhiều về đêm gần sáng, cứng khớp buổi sáng.
- Biến dạng khớp đặc trưng xuất hiện chậm hơn: Bàn tay hình lưng lạc đà, ngón tay hình thoi.
- Teo cơ rõ rệt ở vùng quanh khớp bị viêm.
- Toàn thân: Sốt nhẹ, da xanh, ăn ngủ kém, gầy,…
- Xét nghiệm: Phản ứng Waaler-Rose dương tính.
Điều trị:
- Kháng viêm và giảm đau: Aspirin, Diclofenac, Indomethacin, Piroxicam,…
- Corticoide: Prednisolon, Dexamethason ức chế miễn dịch.
- Tập luyện thể dục, điều trị vật lí, điện, tắm suối khoáng,…
Thoái Hóa Khớp:

- Thoái hóa khớp là một bệnh mạn tính của các khớp gây đau và biến dạng khớp, bệnh gặp ở cả hai giới với tỉ lệ ngang nhau, tuổi càng tăng xuất hiện bệnh càng cao, các khớp bị bệnh gặp theo thứ tự: Cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, háng,…
Nguyên nhân:
- Sự lão hóa: Gặp ở người lớn tuổi trên 60.
- Yếu tố cơ học: Tăng bất thường lực nén trên mặt khớp, tăng cân quá mức do béo phì.
- Nội tiết: Mãn kinh, đái tháo đường,…
- Đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, đau âm ỉ, tăng khi thay đổi tư thế. Đau không kèm theo sưng, nóng, đỏ, sốt. Đau nhiều làm hạn chế vận động, mọc gai xương, lệch trục, teo cơ do hạn chế vận động, chụp Xquang giúp chuẩn đoán.
- Bệnh diễn biến thành từng đợt, hết đợt có thể hết đau nhưng cũng có thể đau liên tục tăng dần.

Điều trị:
- Giảm đau: Aspirin, Diclofenac, Indomethacin, Piroxicam,…
- Tăng cường dinh dưỡng sụn: Glucosamine sulfate, chondroitin sulfate.
- Vật lí trị liệu: Tập thể dục, xoa bóp, ấn huyệt, tập vận động, tắm suối nước nóng.
- Sử dụng các dụng cụ chỉnh hình.
Phòng bệnh:
- Kiểm tra định kì những người làm nghề lao động nặng để phát hiện và điều trị sớm.
- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động, tránh các động tác đột ngột, sai tư thế khi mang vác các vật nặng.
Loãng Xương:

- Loãng xương, thưa xương hay xốp xương là tình trạng giảm khối lượng của xương, giảm tỉ trọng xương tới mức làm cho xương trở nên giòn, có thể dẫn đến gãy xương.
Người ta phân biệt thành 2 nguyên nhân
- Loãng xương nguyên phát: Gặp ở người già do tình trạng lão hóa của mô xương.
- Loãng xương thứ phát: Gặp ở các lứa tuổi do nhiều nguyên nhân bệnh lí gây ra.
Các dấu hiệu lâm sàng của loãng xương nguyên phát
- Bệnh xương khớp, nhất là đau cột sống, đau tăng lên khi vận động nhiều, khi thay đổi thời tiết, đau về chiều, có thể đau ở các ống xương dài.Vận động cột sống khó và hạn chế, chiều cao cơ thể thấp dần qua mỗi năm thể tới 1 cm.
- Còng và gù lưng tăng dần qua mỗi năm. Gãy xương một cách rất dễ dàng, chỉ cần một va chạm hoặc ngã nhẹ. 2 vị trí hay gặp nhất là gãy cổ xương đùi và gãy xương cẳng tay ( gãy Pauteau Colles).
Các xét nghiệm đo loãng xương:

- Đo tỉ trọng xương bằng máy đo loãng xương.
Điều trị:
- Calci uống hoặc tiêm: 250-1000mg/ ngày.
- Vitamine D : 800-1000mg/ ngày.
- Calcitriol: 0,5-0,75 microgam/ ngày.
- Nội tiết tố sinh dục nam nữ: Raloxifene 60mg/ ngày, Testosteron 40 mg / ngày.
- Calcitonin (Myacalcic) ống 50 đv tiêm bắp hoặc xịt vào niêm mạc mũi.
Dự phòng:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lí.
- Hoạt động thể lực hợp với khả năng của bản thân.
- Bỏ thuốc lá và bia rượu.
- Dùng nội tiết thay thế với những người có nguy cơ bệnh lí cao.
Như vậy, đó là những bệnh về xương khớp thường gặp và cách điều trị cho những bệnh lí trên. Tôi hi vọng bạn và gia đình bạn có được những kiến thức tôi vừa chia sẽ trên để có thể điều trị bệnh xương khớp sớm và kịp thời. Tôi chúc bạn và gia đình bạn có được một sức khỏe tốt và tràn đầy sức sống.