Thiếu máu là một hội chứng thường gặp của rất nhiều người nhất là những người mắc bệnh về máu. Đây là tình trạng lượng huyết sắc tố và lượng hồng cầu có trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào. Người bị thiếu máu khiến các cơ quan kém hoạt động, người bệnh thấy mệt mỏi, yếu ớt, dễ mắc bệnh nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng hơn.
Thiếu máu là gì?
Theo tổ chức Y tế thế giới(WHO), thiếu máu là hiện tượng giảm đi lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu Oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Thiếu máu khi nồng độ Hemoglobin thấp hơn:
- 13g/dl (13g/l) ở nam giới
- 12g/dl (120g/l) ở nữ giới
- 11g/dl (110g/l) ở người lớn tuổi
- Đối với trẻ nhỏ, tùy theo lứa tuổi, đòi hỏi phải sử dụng các bảng liên quan đến tuổi tác khác nhau
Thiếu máu không phải là bệnh, mà là biểu hiện của một rối loạn của cơ thể. Vì vậy, không chỉ người thiếu máu nhẹ mà người không triệu chứng cũng nên tìm ra nguyên nhân chính để có thể được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.
Triệu chứng của thiếu máu
Tùy thuộc vào mức độ nguyên nhân gây thiếu máu của người bệnh có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng khi thiếu máu thường gặp:
- Đau đầu kèm theo chóng mặt
- Suy nhược cơ thể
- Đau ngực, khó thở
- Nhịp tim không đều
- Bàn tay và bàn chân đều lạnh
- Da xanh xao và nhợt nhạt…
Ban đầu, việc thiếu máu có thể nhẹ đến mức mà bạn không nhận ra nhưng các triệu chứng này sẽ trở nên nặng hơn khi bệnh thiếu máu không được giải quyết sớm.
Nguyên nhân thiếu máu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu. Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra thiếu máu ở người:
- Thiếu máu do bị mất máu
- Thiếu máu do hồng cầu bị phá hủy
- Thiếu máu do sản xuất hồng cầu giảm hoặc tế bào bị lỗi
Thiếu máu do bị mất máu
Khi bạn bị chảy máu với một lượng lớn, cơ thể sẽ bị hao hụt về thể tích máu và số lượng hồng cầu, từ đó gây thiếu máu và khiến cơ thể gặp nhiều ảnh hưởng. Còn nhiều nguyên nhân gây chảy máu khác không dễ nhận thấy như:
- Chảy máu các bệnh về tiêu hóa như trĩ, viêm dạ dày và ung thư đường ruột
- Chảy máu tiêu hóa do dùng thuốc chống viêm không steroid như aspirin hoặc ibuprofen, có thể gây loét và viêm dạ dày
- Chảy máu do phụ nữ tới thời kỳ kinh nguyệt, nhất là những chị em ra nhiều kinh nguyệt và rong kinh trong thời gian bị kéo dài.
Thiếu máu do bị hồng cầu phá hủy
Khi bị thiếu máu này, cơ thể bạn không tạo đủ tế bào máu hoặc tế bào máu hoạt động không đúng chức năng.
Điều này có thể xảy ra khi bạn không cung cấp đủ các khoáng chất và vitamin để cơ thể sản xuất tế bào máu và giúp các tế bào này hoạt động tốt. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:
- Bệnh lupus ban đỏ
- Bệnh về máu di truyền qua gen như: Thalassemia, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối.
- Độc tố từ bệnh thận hoặc bệnh gan khiến độc tố tích tụ trong máu
- Cơ thể bị sốc do nhiễm trùng, ảnh hưởng của hóa chất độc hại, nọc độc của rắn hoặc nhện, một số loại thực phẩm
- Lách to khiến các tế bào hồng cầu bị phá hủy sớm
- Một số nguyên nhân khác gây ra: ghép mạch máu, van tim nhân tạo, khối u, bỏng nặng, tăng huyết áp nặng và rối loạn đông máu
Thiếu máu do sản xuất hồng cầu giảm hoặc tế bào bị lỗi
- Với loại thiểu máu này, cơ thể không tạo ra đủ tế bào hồng cầu hoặc cấu trúc tế bào hồng cầu bất thường dẫn đến không đảm nhiệm được chức năng vốn có. Từ đó, khiến máu cung cấp cho các cơ quan bị thiếu hụt oxy cùng các dinh dưỡng nên bị suy giảm chức năng hoặc nguy hiểm hơn dẫn đến hoại tử tế bào. Các bệnh liên quan đến những nguyên nhân gây thiếu máu này bao gồm:
Thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin
Thiếu máu do cơ thể không có đủ sắt để tạo ra huyết sắc tố, thành phần giúp tế bào hồng cầu có thể mang oxy cung cấp cho các cơ quan cũng là nguyên nhân thường gặp. Nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu sắt, chẳng hạn như:
- Do hiến máu thường xuyên
- Chế độ ăn thiếu hụt sắt, nhất là những người ăn chay, trẻ em, trẻ sơ sinh, người ăn kiêng
- Lạm dụng nhiều thực phẩm, thuốc hoặc đồ uống chứa caffein
- Do chu kỳ kinh nguyệt hoặc thiếu sắt ở phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú
- Ngoài ra, thiếu Vitamin cũng là yếu tố ảnh hưởng thiếu máu. Thiếu máu do thiếu vitamin có thể xảy ra khi cơ thể không nhận đủ vitamin B12 và folate. Cơ thể bạn cần hai loại vitamin này để tạo ra các tế bào hồng cầu, sự thiếu hụt này thường do chế độ ăn hoặc nguyên nhân ở hệ tiêu hóa làm kém hấp thu Vitamin.
Các bệnh lý về tủy xương tế bào gốc
- Đây là nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể không sản xuất đủ tế bào hồng cầu. Một số tế bào gốc nằm trong tủy xương sẽ phát triển thành tế bào hồng cầu, nhưng nếu không có đủ các tế bào gốc hoặc các tế bào gốc hoạt động không bình thường hoặc được thay thế bởi các tế bào khác như tế bào ung thư, thì sẽ dẫn đến triệu chứng thiếu máu.
Thiếu máu bất sản
- Thiếu máu bất sản là khi xảy ra người bệnh không có hoặc không có đủ tế bào gốc. Nguyên nhân có thể do người bệnh bị thiếu máu bất sản do gen hoặc do tủy xương bị tổn thương khi sử dụng một số loại thuốc, xạ trị, hóa trị hoặc nhiễm trùng.
Thiếu máu ở bệnh Thalassemia
- Đây là bệnh lý di truyền do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu. Thalassemia là bệnh di truyền lặn, gen bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường và có thể di truyền từ bố mẹ sang con.
- Bệnh này có thể từ nhẹ đến đe dọa tính mạng và nặng nhất được gọi là thiếu máu Cooley.
Thiếu máu do nhiễm độc chì
- Nhiễm độc chì làm hại cho tủy xương khiến cơ thể có ít tế bào hồng cầu hơn. Ngộ độc chì có thể xảy ra khi các bạn phải tiếp xúc với chì tại nơi làm việc hoặc trẻ em uống phải sơn pha chì.
- Cơ thể cũng có thể nhiễm chỉ nếu cho ăn thức ăn tiếp xúc với một số loại đồ gốm không được tráng men đúng cách.
Tác hại của thiếu máu
- Thiếu máu để lại hậu quả rất nghiệm trọng cho chúng ta. Một số tác hại của việc thiếu máu bao gồm:
- Đối với trẻ em: tăng khả năng thiếu máu ở trẻ suy dinh dưỡng cao, suy giảm hệ thống miễn dịch, trí tuệ kém phát triển, mất tập trung, dễ bị kích động.
- Đối với phụ nữ: thiếu máu sẽ suy giảm trí nhớ, sức khỏe kém, dễ bị thiếu máu nặng khi mang thai.
- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: phụ nữ mang thai thiếu máu dễ bị sảy thai, sinh non. Người mẹ dễ bị tăng huyết áp và tai biến khi sinh. Phụ nữ đang cho con bú thiếu máu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, không đủ sức để chăm sóc em bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh có nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng.
- Đối với nam giới: mệt mỏi, áp lực, sinh lý bị giảm sút.
- Đối với người già: làm mất trí nhớ
Điều trị thiếu máu
Các phương pháp điều trị thiếu máu phải tùy vào nguyên nhân thiếu máu. Để phòng chống và cải thiện tình trạng thiếu máu có thể có những biện pháp sau đây:
- Truyền máu
- Sử dụng erythropoietin giúp cho tủy xương tạo được nhiều tế bào máu hơn.
- Ăn uống hợp vệ sinh và khoa học. Thành phần ăn phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng, hợp khẩu vị, hạn chế ăn các gia vị nhân tạo, hương liệu và các món ăn không nhiều dầu mỡ.
- Chế độ làm việc cân đối kết hợp rèn luyện nâng cao sức khỏe.
- Phụ nữ cần lưu ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình, bổ sung thêm uống sắt và ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều sắt khi cơ thể thiếu sắt.
- Phát hiện kịp thời các dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu cũng như các yếu tố nguy cơ thiếu máu.
- Khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
- Bổ sung lượng vitamin B12, sắt và acid folic từ các thực phẩm giàu dinh dưỡng hay sử dụng một số loại thực phẩm chức năng và vitamin.
Vì vậy, triệu chứng thiếu máu thường xảy ra không rõ ràng do mức độ thiếu máu chưa nghiêm trọng, tuy nhiên theo thời gian nếu nguyên nhân không được cải thiện, thiếu máu sẽ nặng dần và thậm chí sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
>>> Có thể bạn quan tâm: Viên uống bổ sung sắt cho bà bầu Blackmores Women’s Premium Iron