Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá và đang có dấu hiệu gia tăng. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hoá và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với điều trị để giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá, đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.

- Chế độ ăn uống của người mắc bệnh dạ dày thật sự rất khó khăn bởi tính chất của bệnh là dù bạn đang trong tình trạng đói hay no vẫn có thể gây ra những khó chiệu trong cơ thể.
Các món ăn dành cho người dạ dày
- Nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có khả năng giúp giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất.
Cơm
- Cơm giúp dễ tiêu hóa, có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày, tránh kích thích dạ dày tiết nhiều acid;có thể hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy. Tác dụng tương tự đối với xôi, bánh mì, bánh chưng, cháo, khoai…
- Lưu ý các thực phẩm thô chưa tinh chế như gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu… giàu chất xơ, vitamin (đặc biệt nhóm B), khoáng chất và các chất chống oxy hoá dù rất tốt cho sức khoẻ, nhưng khó tiêu hoá khi người bệnh đang có bệnh lý dạ dày.
Bánh mì
- Bánh mì là cũng là 1 lựa chọn tốt từ nhóm đường bột, ít béo, dễ tiêu hoá. Tuy nhiên tránh dùng với bơ và mứt cho tới khi dạ dày khoẻ mạnh hơn

Canh/Súp
- Canh/ súp với thực phẩm đã được nấu chín, loãng, vừa giúp dễ tiêu, không gây “áp lực” với hệ tiêu hóa, đồng thời lượng nước nhiều giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày làm người bệnh dễ tiêu hoá thức ăn hơn .
Sữa chua
- Sữa chua có nhiều probiotic, enzyme có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sề kháng. Có nhiều ý kiến trái chiều về việc dùng sữa chua trong bệnh lý đau dạ dày,
- Thực tế là sữa chua không béo có thể giúp ích trong đa số trường hợp, làm lớp đệm trên niêm mạc và giảm kích thích dạ dày.
- Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn với lượng vừa đủ và theo dõi phản ứng của cơ thể khi ăn để điều chỉnh.
Gừng
- Gừng có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.
- Có thể bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày như uống trà gừng hay nhấm nháp một vài lát gừng sống.
Đậu bắp
- Đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E, và các dưỡng chất khác, đặc biệt nhất chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác.
- Các chất này giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, và hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày.
Nghệ và mật ong
- Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày.
- Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể
- Bệnh nhân viêm loét dạ dày – hành tá tràng nên ăn các loại ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém trong bệnh lý dạ dày.
Mẹo cho người bị dạ dày
- Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.
- Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim, … để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn.

- Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.
- Không để bụng quá đói làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu; hoặc ăn quá no khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.
- Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn, hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.
- Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa hấp thu.
Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống phù hợp cho người đau dạ dày. Tuy nhiên, mỗi người có thể có những yêu cầu riêng và phản ứng khác nhau đối với thực phẩm. Do đó, quan trọng nhất là chú trọng tới cơ thể của bạn và tìm hiểu những thực phẩm gây khó chịu và kích ứng trong trường hợp của bạn. Nếu triệu chứng đau dạ dày tiếp tục kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chính xác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Viên nhai dạ dày TUMS Extra Strength 750 của Mỹ 100 viên